CON BẠN CÓ THẮNG MÔI BÁM THẤP KHÔNG?

Rate this post

Thắng (Phanh) môi bám thấp là tình trạng điểm bám cuối cùng của thắng môi bám vào đỉnh của hàm trên nằm giữa hai răng cửa giữa. Đây là một dị tật bẩm sinh thường gặp ở các bé nhỏ. Nhìn chung, hiện tượng này không đáng lo ngại nhưng cần phải xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Vậy cải thiện thắng môi bám thấp như thế nào? Qua bài viết này Nha khoa Tường Minh sẽ giúp bạn hiểu được và tìm được phương pháp điều trị thắng môi bám thấp ở trẻ.

1 Thắng môi bám thấp là gì?

Thắng môi là một dải dây chằng và niêm mạc chạy từ mặt trong điểm giữa của môi trên đến mặt ngoài của bờ lợi hàm trên và bám tận vào mặt ngoài của xương hàm trên tại điểm tương ứng với khoảng giữa 1/3 trên và 1/3 dưới của chân răng cửa giữa. Thắng môi có tác dụng giữ môi trên ôm khít bờ miệng để tạo nụ cười đẹp.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp điểm bám của thắng môi lại bám trên đỉnh mào xương hàm trên giữa 2 răng cửa giữa. Có nhiều trường hợp còn bám sâu vào mặt trong của mào xương hàm trên. Những trường hợp kể trên gọi là thắng môi bám thấp.

Ảnh thắng môi bám thấp ở trẻ

Thắng môi bám thấp thường sẽ gây ra tình trạng lệch lạc răng hoặc sai khớp cắn và có khả năng làm xoay và lệch các răng cửa. Điều này ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mất tự tin khi giao tiếp. Ngoài ra, phanh môi có độ bám dính thấp còn gây co nướu khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn cũng như dễ tích tụ mảng bám.

Thắng môi bám thấp ở trẻ

2 Ảnh hưởng của thắng môi bám thấp đến răng miệng:

Thắng môi bám thấp là một dị tật nhỏ, tỉ lệ khoảng 5% trẻ sinh ra và thường gặp ở trẻ trai nhiều hơn. Dính thắng môi được chia thành nhiều mức độ, ở mức độ nhẹ thắng môi không ảnh hưởng quá nhiều đến răng miệng, tuy nhiên mức độ vừa và nặng, thắng môi bám thấp nếu không được phẫu thuật  sẽ gây nhiều ảnh hưởng như

  • Răng hoặc khớp cắn sẽ bị sai lệch. Khi phanh môi bám sát phía dưới sẽ tạo ra khe thưa giữa 2 răng cửa, dải cơ này gây co kéo làm xoay, lệch lạc các răng cửa, làm cho răng cửa mọc sai chỗ. 
  • Gây co kéo lợi, nướu bị kéo lên cao làm tụt nướu, lộ cổ răng gây ê buốt và tích tụ nhiều mảng bám. Điều này sẽ gây khó khăn trong vệ sinh răng miệng.
  • Ảnh hưởng đến cử động của môi. ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dính thắng môi gây tình trặng trẻ không thể loe miệng khi bú mút, khớp ngậm bị sai dẫn đến khó bú, bú không đủ no
  • Ở người trưởng thành, thắng môi dày làm thưa, lệch răng cửa, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt.

Răng hoặc khớp cắn sẽ bị sai lệch do thắng môi bám thấp.

Điều trị trẻ bị thưa răng do thắng môi bám thấp.

Một số bệnh nhân khi bị thưa răng cửa đã bọc sứ hoặc trám răng để khắc phục tình trạng này, tuy nhiên sau vài năm khe thưa lại xuất hiện và có xu hướng ngày một to hơn, nguyên nhân là do thắng môi vẫn chưa được tiểu phẫu và tiếp tục co kéo nướu dẫn đến tái phát thưa vùng kẽ răng.

Ảnh thắng môi bám thấp ở người trưởng thành

3 Biện pháp khắc phục tình trạng:

Để điều trị triệt để tình trạng răng thưa do thắng môi gây ra cần thực hiện phẫu thuật cắt phanh môi kết hợp với chỉnh nha đóng khe thưa hoặc làm răng sứ. Cắt thắng môi giúp loại bỏ phần co kéo nướu, hạn chế việc thưa răng tái phát sau khi phục hình hoặc chỉnh nha.

Tiểu phẫu này thường được thực hiện điều trị khi trẻ từ 7-8 tuổi trở lên, sau khi các răng nanh vĩnh viễn đã mọc lên hết mà khe thưa vùng răng cửa giữa vẫn chưa đóng hết. sau khi tiểu phẫu thuật cắt thắng môi, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp để đóng khoảng trống giữa các răng cửa.

Các phương pháp cắt thắng môi điều trị thưa răng cửa cho trẻ:

Cắt thắng môi là một tiểu phẫu nhỏ, thời gian thực hiện nhanh và vết thương không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hay việc ăn nhai. Sau khi thăm khám và xác định tình trạng. bác sĩ sẽ đưa ra lịch hẹn và tư vấn cho bệnh nhân những cách thực hiện tiểu phẫu sau

Tiểu phẫu cắt thắng môi.

Ảnh trước và sau tiểu phẫu cắt thắng ở người trưởng thành
tại Nha khoa Tường Minh
Ảnh trước và sau tiểu phẫu cắt thắng ở trẻ
tại Nha khoa Tường Minh

Bác sĩ sẽ gây tê vùng niêm mạc miệng vị trí cần cắt, sau đó sử dụng dao mổ cắt phần tấm niêm mạc dính lợi và phần môi trên phía trong. Sau khi cắt rạch đưa thắng môi về vị trí giải phẫu thông thường sẽ khâu tạo hình thẩm mỹ  vết thương. Cần khoảng 7 đến 10 ngày để vết thương lành hoàn toàn.

Thông thường sau 7 – 10 ngày, sẽ đến nha khoa tái khám và cắt chỉ, tiểu phẫu thực hiện nhẹ nhàng và không cần phải nghỉ dưỡng. Trong một số trường hợp răng cửa thưa nhiều thì cần tái khám sau 3 tháng để theo dõi có cần can thiệp chỉnh nha hay không.

Bài viết trên Nha khoa Tường Minh mong rằng sẽ giúp các bạn biết được Thắng môi bám thấp là gì, ảnh hưởng như thế nào và biện pháp khắc phục. Cảm ơn các bạn đã xem!

Tìm hiểu thêm: niềng răng răng cho bé, sự phát triển xương hàm ở tuổi dậy thì,….

Thông tin liên hệ: https://www.facebook.com/nhakhoatuongminh

 

Liên hệ