NHẬN BIẾT HÔ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC?

Rate this post

RĂNG HÔ LÀ GÌ?

Răng hô (nhô) hay còn được gọi là răng vẩu, đây là một trong những dạng sai khớp cắn, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm răng trên và răng dưới.

Biểu hiện của răng hô:

  • Hô hai hàm
  • Hàm trên nhô ra phía trước – hàm dưới bình thường
  • Hàm dưới lùi so với hàm trên bình thường
  • Kết hợp những trường hợp trên
  • Hô do sự di chuyển của răng: Các răng mọc chìa ra phía trước
  • Hô do nguyên nhân ở xương hàm dưới: Xương hàm dưới lùi ở phía sau, còn xương hàm trên ở đúng vị trí. Đa số các trường hợp điều trị hô thuộc nhóm này.
  • Hô do nguyên nhân ở xương hàm trên: Xương hàm trên nhô ra trước và xương hàm dưới ở đúng vị trí.
  • Hô do cả xương hàm trên lẫn xương hàm dưới: Xương hàm trên nhô ra trước, xương hàm dưới lùi vào phía sau. Biểu hiện thường thấy là răng mọc lệch lạc đi kèm với sai tương quan của hai xương hàm theo chiều trước – sau.

Cách nhận biết răng hô

Thông thường khi đến phòng khám nha khoa, các Bác sĩ sẽ quan sát và đưa ra những chẩn đoán trước khi sử dụng các bước chuyên sâu như lấy dấu mẫu hàm, chụp phim. Do đó, bạn có thể quan sát bằng mắt, dùng gương và kết hợp chụp ảnh để nhận biết tình trạng răng của mình.

2. Nguyên nhân gây răng hô

Có 2 nguyên nhân dẫn đến răng hô

Nguyên nhân nguyên phát (di truyền)

Đa số những người từng chỉnh sửa răng hô, đều có người thân như ông bà hay bố mẹ gặp trường hợp tương tự. Thông thường, khi trẻ mới sinh sẽ có có một sự sai biệt tự nhiên giữa xương hàm dưới và xương hàm trên. Khi trẻ lớn lên, sự tăng trưởng xương hàm dưới với cường độ cao hơn sẽ xóa đi sự sai biệt này. Nếu xương hàm trên phát triển quá mức hoặc xương hàm dưới kém phát triển do yếu tố di truyền, sẽ làm sai khớp cắn hạng II hay còn gọi là hô.

Hô do di truyền không thể điều trị được khi còn nhỏ vì hiệu quả không cao và dễ tái phát. Trường hợp này, chỉ giải quyết bằng điều trị có chỉ định nhổ răng hoặc phẫu thuật sau khi bệnh nhân đã ngừng tăng trưởng xương.

Nguyên nhân thứ phát

Hô do “vật cản” thường gặp ở một số trẻ có thói quen xấu: Mút tay, đẩy lưỡi, ngậm núm vú giả quá lâu khi còn nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển xương và răng sau này.

Hô do nguyên nhân thứ phát có thể điều trị sớm bằng chỉnh hình can thiệp, loại bỏ các thói quen xấu, giúp cho xương và răng phát triển thuận lợi.

Những hậu quả do răng hô gây nên

Răng hô trước hết là gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, khiến bạn thiếu tự tin khi giao tiếp và bỏ lỡ nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống.

Răng hô sẽ cản trở việc ăn uống, vệ sinh răng miệng khó khăn, do đó có thể gây nên một số bệnh lý như:

  • Viêm nha chu
  • Hôi miệng
  • Lệch khớp cắn
  • Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa: Dạ dày, đường ruột…

3. Các phương pháp điều trị răng hô

Nhiều bạn trẻ thắc mắc chữa răng hô không cần niềng có được không? và hô hàm có niềng răng được không? Câu trả lời cho hai vấn đề trên đều là “Được”. Thông thường, để điều trị hô sẽ có hai giải pháp chính được đưa ra bao gồm: Niềng răng và phẫu thuật hàm kết hợp niềng răng và làm răng sứ

Chữa răng hô không cần niềng: Các bạn có thể áp dụng phương pháp làm răng sứ. Làm răng sứ là hình thức mài răng và bọc các mão sứ vào giúp cải thiện răng hô và đều màu răng trắng đẹp, ưu điểm phương pháp làm sứ khá nhanh và mang lại thẩm mỹ cao. Tuy nhiên chi phí đắc hơn niềng răng và khi làm răng sứ sẽ mài răng khiến răng bị tổn thương. 

Chữa răng hô hàm: Nhiều người thắc mắc hô hàm có niềng răng được không. Trên thực tế, hô hàm vẫn có thể niềng răng nhưng chỉ cải thiện một phần, những người hô hàm thường được Bác sĩ chỉ định niềng răng và kết hợp với phẫu thuật hàm, bạn có thể niềng răng trước để sắp xếp đều các răng sau đó tiến hành phẫu thuật. 

  • Niềng răng hô: Áp dụng khi bị hô do sự sai lệch về răng thì niềng răng là phương pháp tối ưu, giúp sắp xếp các răng về vị trí mong muốn và chỉnh lại khớp cắn cho chuẩn.
  • Những phương pháp niềng răng hiện nay: Niềng răng mắc cài kim loại; Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng/tự khóa; Niềng răng mắc cài sứ; Niềng răng mắc cài sứ tự đóng/tự khóa; Niềng răng mắc cài mặt trong; Niềng răng bằng khay niềng Invisalign; Niềng răng bằng khay niềng eCligner.
  • Phẫu thuật hàm: Áp dụng khi bị hô do xương hàm thì phẫu thuật hàm là phương pháp lý tưởng để cải thiện thẩm mỹ tối đa cho khuôn mặt.
  • Niềng răng kết hợp phẫu thuật hàm: Áp dụng khi bị hô do răng và xương hàm hoặc hô do xương hàm nhưng các răng mọc lệch lạc thì cần kết hợp cả hai phương pháp mới cho kết quả thẩm mỹ tốt nhất.

Việc chỉ định phương pháp điều trị phụ thuộc vào từng trường hợp, nguyên nhân gây hô và mong muốn về hiệu quả chỉnh nha của mỗi người.

Để việc chữa trị răng hô hiệu quả đạt kết quả thẩm mỹ tối ưu, bạn cần phải xác định chính xác tình trạng răng miệng của mình. Do đó, bạn nên đến những nha khoa uy tín để được các Bác sĩ có chuyên môn về niềng răng hô thăm khám, chẩn đoán và chỉ định kế hoạch niềng răng phù hợp.

4. Các yếu tố tác động đến thời gian niềng răng

Thông thường thời gian điều trị chỉnh nha cho những trường hợp không nhổ răng là 18 tháng, còn nhổ răng là 24 tháng. Nếu có tình trạng răng mọc ngầm hoặc mắc một số bệnh lý về răng miệng thì thời gian điều trị sẽ lâu hơn. Bên cạnh đó, thời gian niềng răng bao lâu cũng phụ thuộc nhiều yếu tố như:

Độ tuổi

Tuổi tác là một trong những yếu tố quyết định đến thời gian điều trị niềng răng. Độ tuổi niềng răng tốt nhất từ 6 – 12 tuổi, đối với trường hợp niềng răng người lớn thì thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn bởi các xương hàm đã phát triển cứng chắc chính vì vậy thời gian điều trị niềng răng cũng sẽ thay đổi khác nhau. Cụ thể: 

Thời gian điều trị niềng răng chỉnh nha đối với trẻ em

Trẻ em từ 6 – 12 tuổi là thời điểm thích hợp để niềng chỉnh răng, ở độ tuổi này khi đeo khay niềng thường sẽ không phải nhổ răng. Lúc này, các Bác sĩ sẽ chỉnh nha dựa vào sự phát triển của hàm, hạn chế được việc nhổ răng mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Thông thường thời gian niềng răng cho trẻ từ 1.5 – 2 năm.

Thời gian điều trị niềng răng chỉnh nha đối với người lớn

Các phương pháp chỉnh nha hiện nay đã và đang mang đến những hiệu quả chỉnh nha vượt trội, rút ngắn thời gian niềng răng. Một ca niềng răng sẽ có thời gian điều trị trung bình là 2.5 – 3 năm, nếu những trường hợp phải nhổ răng hay răng lệch lạc quá lớn thì phải mất thời gian từ 2 – 3 năm.

Thời gian niềng răng hô nhẹ bao lâu? So với những trường hợp hô nặng thì niềng răng hô nhẹ sẽ có thời gian diễn ra ngắn hơn, khoảng 2 năm nếu dùng phương pháp niềng răng mắc cài và hơn 2 năm đối với phương pháp niềng răng không mắc cài.

Tình trạng răng trước khi chỉnh nha

Thời gian niềng răng phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người, không phải ai cũng giống nhau. Với những người răng hô nhiều thì thời gian niềng chỉnh nha sẽ dài hơn những trường hợp răng hô nhẹ.

Thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống là một trong những yếu tố quyết định đến thời gian niềng chỉnh răng. Nếu trong quá trình đeo niềng mà bạn ăn những đồ ăn dai, cứng sẽ khiến thời gian kéo dài hơn.

Phương pháp chỉnh nha

Phương pháp chỉnh nha cũng ảnh hưởng đến thời gian điều trị, nếu cả hai trường hợp đều là hô nhẹ thì đeo niềng mắc cài sẽ nhanh hơn đeo khay niềng, ngoài ra nếu bạn sử dụng phương pháp làm răng sứ sẽ nhanh nhất, tuy nhiên khi làm sứ bắt buộc phải mài nhỏ răng thật, chính vì vậy trước khi làm cần cân nhắc khi lựa chọn. Trong trường hợp hô nặng và hô xương cần kết hợp niềng răng và phẫu thuật hàm để cải thiện tốt nhất. Ngoài ra thời gian chỉnh nha còn phụ thuộc vào tay nghề Bác sĩ và chất lượng của các khí cụ niềng răng, bởi không phải Bác sĩ nào cũng có thể niềng răng cho bạn, chỉ có những Bác sĩ chuyên về nha khoa mới đảm bảo nhất cho bạn việc điều trị chuyên sâu và bài bản, các thiết bị hiện đại sẽ hỗ trợ việc khám và chẩn đoán một cách nhanh nhất, rút ngắn thời gian điều trị. Hãy là khách hàng thông minh khi lựa chọn các nha khoa niềng răng uy tín để chắc chắn rằng sau khi tháo niềng sẽ sở hữu hàm răng đều đẹp các bạn nhé!

Niềng răng hô

5. Niềng răng hô có đau không

Niềng răng hô có đau không là điều mà bất cứ ai muốn đi niềng răng đều lo ngại. Câu trả lời đó là niềng răng chỉ đau khi mới lắp khung niềng và khi siết khung niềng. Niềng răng chắc chắn sẽ đau, nhưng đau nhiều hay đau ít thì phụ thuộc vào tay nghề của Bác sĩ và công nghệ niềng răng, đồng thời cũng phụ thuộc vào cơ địa ngưỡng chịu đau của từng người, chính vì vậy nên sẽ có những bạn niềng răng sẽ cảm thấy không đau nhưng cũng có những bạn cảm thấy rất đau. 

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chỉnh răng hô từ truyền thống cho đến hiện đại, giúp chỉnh sửa lại kết cấu hàm răng

Cảm giác khách hàng sẽ cảm thấy sau khi niềng răng đó là sự thiếu thoải mái và chưa quen với việc có mắc cài trong miệng. Tuy nhiên cảm giác này cũng chỉ kéo dài tầm 1 – 2 tuần và sau đó trở lại bình thường, bạn sẽ ăn nhai cũng như nói chuyện như trước khi gắn niềng.

Cũng có một số trường hợp cảm thấy nhức trong 3 – 4 ngày đầu do nền răng và xương yếu nên không chịu được tác động của lực kéo, để xử lý trường hợp đó Bác sĩ buộc phải giảm lực kéo của dây cung lại, đồng nghĩa với việc thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn so với người bình thường.

Ngoài ra, việc niềng răng có đau không còn phụ thuộc vào chất lượng của mắc cài. Khi sử dụng mắc cài thường cho việc niềng răng, dây thun dùng để cố định dây cung trong rãnh mắc cài sẽ giảm độ đàn hồi khiến dây co kéo mạnh hơn trong rãnh mắc cài làm sản sinh ra lực ma sát lớn làm đau răng.

Vì vậy, để giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và tránh cảm giác đau răng, khách hàng nên lựa chọn những trung tâm nha khoa uy tín, sử dụng chất liệu niềng răng an toàn, đạt chuẩn và hiện đại. Nếu điều kiện kinh tế cho phép thì có thể áp dụng các phương pháp niềng răng không mắc cài để việc niềng răng dễ dàng, nhanh chóng và hạn chế cảm giác đau tê.

NHA KHOA TƯỜNG MINH – FOR YOUR BEAUTIFUL SMILE

Địa chỉ: 18 Lê Văn Vị, P. Cái Vồn, TX. Bình Minh, Vĩnh Long

Liên hệ: 0902 856 527 – 02703 741 190

Website: https://nhakhoatuongminh.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoatuongminh

Kênh Youtube: https://youtu.be/qbQCKKwAfes

Hội niềng răng Vĩnh Long: https://www.facebook.com/groups/666853257819411

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ