SỰ PHÁT TRIỂN XƯƠNG HÀM DƯỚI TRONG TUỔI DẬY THÌ

Rate this post

I.   TUỔI DẬY THÌ

Đỉnh cao tuổi dậy thì và sự tăng trưởng của tuổi vị thành niên thường xảy ra ở nữ sớm hơn nam 2 năm.
 Nữ: 12 tuổi       Nam: 14-15 tuổi

Sự tăng trưởng của cơ thể theo chiều cao diễn ra rất rõ rệt trong giai đoạn dậy thì.

Sự tăng trưởng xương hàm dưới gia tăng.

Đây là giai đoạn ảnh hưởng quan trọng đến thời điểm điều trị chỉnh hình.

Giai đoạn này nếu điều trị chỉnh hình tỉ lệ thành công rất cao và thời gian điều trị ngắn do tận dụng đỉnh cao của sự tăng trưởng

Đa số bé gái nên bắt đầu điều trị trong thời kỳ răng hỗn hợp hơn là thời kỳ răng vĩnh viễn đã mọc.

Đa số bé trai thường điều trị trễ hơn

II.    XƯƠNG HÀM DƯỚI

Xương hàm dưới là xương động duy nhất của khối xương hàm mặt.

Sự tăng trưởng của xương hàm dưới ảnh hưởng sự phát triển của tầng mặt dưới.

Tùy sự phát triển ra trước và xuống dưới của xương hàm dưới nhiều hay ít tạo nét mặt cân đối, hô hay móm.

Tốc độ gia tăng của xương hàm dưới diễn ra mạnh hơn xương hàm trên

Đưng cong phát trin xương hàm dưi và xương hàm trên

Đường cong Scammon biểu diễn 4 hệ thống mô chính trong cơ thể: mô thần kinh, mô chung của cơ thể (mô xương, mô cơ,…), mô lympho, mô cơ quan sinh dục.

Đường cong phát triển xương hàm trên và xương hàm dưới nằm giữa đường biểu diễn mô thần kinh và đường biểu diễn mô chung cơ thể. Đường biểu diễn của xương hàm dưới nằm sát đường biểu diễn mô chung cơ thể. Chứng tỏ sự gia tăng tốc độ tăng trưởng của toàn cơ thể ở thời kỳ dậy thì tác động đến sự tăng trưởng của xương hàm dưới.

III.  SỰ HÌNH THÀNH VÀ TĂNG TRƯỞNG XƯƠNG

Xương hàm dưới tăng trưởng từ xương màng và xương sụn

Sau khi sinh chỉ có sụn lồi cầu là còn tồn tại và hoạt động cho tới  16 tuổi, có khi tới 25 tuổi.

Mặc dù sụn lồi cầu không giống bản sụn ở đầu chi hay đường khớp sụn, sự hình thành xương từ sụn vẫn diễn ra tại đây.

Phần lớn các vùng của xương hàm dưới được hình thành và tăng trưởng từ sự bồi đắp xương và tiêu xương bề mặt

SỰ TĂNG TRƯỞNG CHIỀU DÀI CÀNH NGANG (mm) (GONION-POGONION)

Age Male Female
10 2.0 2.5
11 2.2 1.7
12 1.3 0.8
13 2.0 1.8
14 2.5 1.1
15 1.6 1.1

SỰ TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO CÀNH ĐỨNG (mm) (CODYLAR-GONION)

Age Male female
10 1.2 0.7
11 1.8 0.9
12 1.4 2.2
13 2.2 0.5
14 2.2 1.7
15 1.1 2.3

IV   SỰ TĂNG TRƯỞNG XƯƠNG TRONG TUỔI DẬY THÌ

Xương hàm dưới phát triển theo ba chiều trong không gian:
–Chiều rộng
–Chiều cao
–Chiều trước sau

1.  Sự tăng trưởng theo chiều rộng

Là kết quả của hai quá trình tiêu xương mặt trong và đắp xương mặt ngoài

Góc tạo bởi chỗ gặp nhau của hai nhánh ngang bên phải và bên trái giữ cố định từ lúc nhỏ đến khi trưởng thành.

Sự đắp xương mặt sau và tiêu xương mặt trước.

Độ nghiêng của nhánh đứng theo hướng ngoài trong.

Sự nới rộng theo nguyên tắc hình chữ V

2.  Sự tăng trưởng theo chiều cao

Sự tăng trưởng của xương ổ răng

Sự đắp xương ở mặt ngoài:
— Bờ dưới xương hàm dưới
— ở bờ trên nhánh đứng xương hàm dưới

S phát trin hòa hp

Hai nhánh đứng xương hàm dưới

Sự phát triển về mặt nhai của xương hàm dưới và xương hàm trên

Xương ổ răng của cả 2 hàm cùng sự ăn khớp của 2 hàm răng

Sự phát triển của nền sọ

3. Sự tăng trưởng theo chiều trước sau

Sự đắp xương ở bờ sau và tiêu xương ở bờ trước với tốc độ chậm

Góc tạo bởi nhánh đứng và nhánh ngang xương hàm dưới, đầu lồi cầu nghiêng ra ngoài và ra sau làm tăng kích thước nhánh đứng theo chiều trước sau.

Gián tiếp do hai đường khớp ở nền sọ
— Bướm_chẩm
— Giữa hai xương bướm

Kiu tăng trưng tng quát ca xương hàm dưi đưc trình bày bng hai cách

a) Sự tăng trưởng của xương hàm dưới nhìn từ nền sọ

Cằm di chuyển xuống dưới và ra trước

b) Sự tăng trưởng hướng lên trên và ra sau để tăng cường tiếp xúc nền sọ

Sự tăng trưởng và bồi đắp xương và tiêu xương đáng kể ở  nhánh đứng, làm cho nhánh đứng di chuyển về phía sau. Trong khi dịch chyển xuống dưới và ra trước, xương hàm dưới gia tăng kích thước bằng sự tăng trưởng hướng lên và ra sau để duy trì mối tiếp xúc nền sọ

V.  THỜI GIAN TĂNG TRƯỞNG XƯƠNG HÀM DƯỚI

Sự tăng trưởng theo 3 chiều trong không gian “hoàn tất” theo thứ tự nhất định
– Chiều rộng
– Chiều trước sau
– Chiều cao

CHIU RNG

Sự tăng trưởng theo chiều rộng có khuynh hướng chấm dứt trước đỉnh tăng trưởng dậy thì và bị ảnh hưởng ít.

Do xương hàm tăng trưởng về phía sau, chúng trở nên rộng hơn.

CHIU TRƯC SAU

Cả 2 xương hàm tiếp tục phát triển chậm theo chiều trước sau qua giai đoạn dậy thì.

CHIU CAO

–  Sự gia tăng chiều cao mặt và sự trồi răng kèm theo diễn ra trong suốt cuộc đời.

– Sau năm 20 tuổi, sự tăng trưởng chậm lại của người trưởng thành.

Liên hệ ngay Nha khoa Tường Minh để được đặt lịch hẹn và thăm khám trực tiếp!

Liên hệ