KHI NÀO CẦN CHỮA TỦY RĂNG?

Rate this post

Răng đau nhức, khó ăn nhai, nhai trúng sẽ bị ê, đau răng vào buổi tối,… là những biểu hiện thường gặp ở các bệnh nhân cần chữa tủy răng. Vậy khi nào cần chữa tủy răng?

1. Tủy răng là gì ?

Tủy răng là tổ chức mềm, nằm trong hốc giữa ngà răng, chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh. Tủy răng được bao bọc và bảo vệ bởi men răng, ngà răng, thường nằm giữa thân và chân răng. Mặc dù nằm sâu trong răng nhưng do chấn thương, sâu răng hay các tổn thương khác mà vi khuẩn trong răng miệng có thể tấn công gây viêm tủy răng.

Cấu trúc răng

Viêm tủy răng là phản ứng viêm chống lại tác nhân gây bệnh thông thường. Phân chia mức độ thành các dạng gồm tiền tủy viêm, viêm tủy răng cấp hay viêm tủy răng mạn tính. Để tránh viêm tủy răng tiến triển nặng, gây hoại tử trong khoang tủy thì việc chữa tủy răng là cần thiết. Hầu hết bệnh nhân đến Bác sĩ trong tình trạng đau đớn nghiêm trọng do tủy răng bị viêm lâu ngày, viêm tái phát và đã bị hoại tử tủy răng.

Ảnh minh họa răng sâu

2. Khi nào cần chữa tủy răng?

Chữa tủy răng là một điều trị để lấy sạch tủy răng của một chiếc răng bị tổn thương. Thường là đến từ các vấn đề răng miệng như: sâu răng nặng, chấn thương răng do tai nạn và bệnh viêm nha chu.

Bệnh nhân nên điều trị tủy khi phát hiện răng bị nứt gãy, răng bị sâu nặng hoặc chấn thương răng đều có thể làm tủy tổn thương và cần phải điều trị tủy.

Dấu hiệu rõ nhất cho thấy bạn cần điều trị tủy ngay:

  • Đau răng thành từng cơn, vừa đau vừa buốt hoặc chỉ đau mà không buốt. Có thể đau ở mức độ nhẹ tại chỗ hoặc đau dữ dội lan ra xung quanh và lên đầu, đau có thể giật theo mạch nhịp đập.
  • Cơn đau xuất hiện tự nhiên hoặc khi có kích thích, thay đổi áp suất, nhưng khi hết cơn đau bạn lại thấy dễ chịu hoàn toàn.
Ảnh minh họa răng bị đau, ê buốt.

Đau tủy răng là một cấp cứu nha khoa. Trong một số trường hợp bệnh nhân thường tự mua thuốc giảm đau uống tại nhà, nhưng đa phần đều không có tác dụng. Khi bạn ăn, nhai vào răng viêm tủy thì rất đau và có cảm giác răng lung lay. Nếu không điều trị thì đau tủy kéo dài sẽ dẫn đến chết tủy. Nhiều người bệnh chủ quan cho rằng răng đã tự khỏi, nhưng thực tế nhiễm khuẩn sẽ đi ra vùng quanh chóp chân răng. Răng viêm tủy có thể có lỗ sâu, vỡ rạn răng, mòn răng, áp xe răng hoặc viêm nha chu.

3. Quy trình chữa tủy răng tại Nha khoa Tường Minh.

  • Thăm khám và chụp phim kiểm tra

Bác sĩ sẽ thăm khám và chụp phim toàn cảnh để kiểm tra đánh giá tình trạng tủy răng.

  • Chẩn đoán và đưa ra kế hoạch điều trị
  • Tiến hành chữa tủy

Sau khi trao đổi rõ phương án điều trị. Được sự đồng ý của bệnh nhân. Bác sĩ tiến hành vệ sinh răng, chữa tủy bằng dụng cụ vô trùng chuyên dụng.

Sau khi lấy sạch tủy răng Bác sĩ sẽ trám bít ống tủy. Nếu bệnh nhân yêu cầu hay trường hợp cần thiết, Bác sĩ sẽ tiến hành bọc răng sứ cho răng đã điều trị tủy.

  • Hẹn lịch tái khám

Bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ chủ động liên hệ hỏi thăm và hẹn lịch tái khám.

Quy trình điều trị tủy tại Nha khoa Tường Minh

Qua bài viết trên, các bạn sẽ nhận biết được các dấu hiệu răng bị viêm tủy để điều trị sớm. Mong các bạn luôn có một hàm răng khỏe, một nụ cười tự tin và sức khỏe hoàn thiện.

Tìm hiểu thêm: niềng răng răng cho bésự phát triển xương hàm ở tuổi dậy thì,….

Thông tin liên hệ: https://www.facebook.com/nhakhoatuongminh

Liên hệ