Bệnh lý về khớp thái dương hàm – TMD (Rối loạn thái dương hàm) là gì? Cách nhận biết và điều trị

Rate this post

Bệnh lý về khớp thái dương – hàm có thể do nhiều nguyên nhân toàn thân, tại chỗ và vấn đề tâm lý gây ra, bao gồm viêm đa khớp, rối loạn cơ xương khớp thái dương hàm, xáo trộn khớp cắn 

TMD: Temporomandibular Disorder

Rối loạn thái dương – hàm là gì? Biểu hiện

Rối loạn thái dương – hàm là tình trạng rối loạn về cơ khớp mà biểu hiện chính là các triệu chứng: đau, há miệng hạn chế, tiếng kêu khớp. Ngoài ra, bệnh nhân còn xảy ra tình trạng đau đầu, ù tai, đau vùng mặt, ảnh hưởng đến dáng đi.

Tuy là bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Việc chẩn đoán và điều trị rối loạn thái dương – hàm thường đòi hỏi sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên về lĩnh vực này để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị tốt nhất cho từng trường hợp cụ thể.

Các triệu chứng thường gặp của rối loạn khớp thái dương hàm bao gồm:

  • Đau nhức vị trí khớp thái dương hàm
  • Đau mỏi cơ thái dương hàm 1 hoặc cả 2 bên
  • Đau trong và xung quanh tai
  • Khó nhai hoặc đau khi nhai
  • Đau nhức toàn bộ vùng mặt
  • Người bệnh khó khăn khi há hoặc khép miệng
  • Xuất hiện tiếng lụp cụp hoặc lạo xạo khi há miệng hoặc nhai
  • Đột ngột khó nhai hoặc khó cắn, cảm giác không thoải mái khi răng trên và dưới không khớp với nhau
  • Đau đầu, đau cổ vai gáy
  • Gù vẹo cột sống
  • Ngoài ra, người bệnh rối loạn khớp thái dương hàm có thể bị đau răng, chóng mặt, các vấn đề về thính giác, đau vai và ù tai.

Nguyên nhân gây hội chứng rối loạn thái dương – hàm

Rối loạn thái dương hàm là tình trạng khớp thái dương hàm hoạt động không sinh lý. Đây là khớp có vai trò như một bản lề trượt để kết nối xương hàm với hộp sọ, và là một trong những khớp phức tạp nhất trong cơ thể. Khớp đảm nhận nhiệm vụ há ngậm, đưa hàm dưới ra trước, lui sau và sang hai bên.

Nếu xuất hiện bất cứ vấn đề nào làm cho hệ thống cơ, dây chằng, đĩa khớp và cấu trúc xương hoạt động sai lệch thì đều được gọi là rối loạn. Thông thường, khi bệnh nhân mắc phải bệnh lý này sẽ có cảm giác như hàm đang căng cứng, có tiếng lục cục khi ăn nhai hoặc thậm chí cảm cảm giác hàm bị kẹt lại trong giây lát.

Nguyên nhân gây hội chứng rối loạn thái dương hàm có thể do nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng TMD có thể có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu gia đình bạn có người mắc phải vấn đề này, bạn có nguy cơ mắc hội chứng cao hơn.
  • Chấn thương: Chấn thương vùng hàm, chẳng hạn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc chơi thể thao, có thể làm tổn thương khớp thái dương hàm và dẫn đến TMD.
  • Tật nghiến răng: Thói quen nghiến răng hoặc siết chặt răng (có ý thức hoặc vô ý thức) có thể gây căng thẳng cho cơ hàm và khớp thái dương hàm.
  • Các vấn đề về khớp cắn: Các vấn đề về khớp cắn, chẳng hạn như khớp cắn không đều hoặc khớp cắn sâu, mọc răng khôn có thể làm tăng áp lực lên khớp thái dương hàm, thay đổi khớp cắn đột ngột như làm răng giả.
  • Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc giảm trương lực cơ có thể làm tăng nguy cơ mắc TMD.

Rối loạn thái dương hàm có chữa được không?

Có, bệnh có thể chữa trị tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây ra hội chứng. 

Dưới đây là một số phương pháp điều trị và kiểm soát:

  • Thay đổi thói quen ăn uống và nói chuyện: Tránh nhai thức ăn cứng và nhai đều hai bên thay vì chỉ một bên. Điều này giúp giảm áp lực lên khớp thái dương hàm. Đảm bảo mở miệng và đóng miệng một cách nhẹ nhàng.
  • Thuốc: Thuốc kháng viêm có thể giúp giảm đau hiệu quả cho người bệnh, thuốc tái tạo sụn khớp trong trường hợp viêm mạn tính.
  • Tìm chuyên gia: Trong trường hợp nặng hơn hoặc không đáp ứng với các biện pháp trên, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên về bệnh lý này. Bác sĩ có thể đề xuất các biện pháp điều trị chuyên sâu giúp quá trình phục hồi nhanh chóng và hiệu quả.

Lưu ý rằng việc xác định nguyên nhân cụ thể của rối loạn thái dương hàm và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp đòi hỏi tư vấn từ một bác sĩ có kinh nghiệm. 

Nha khoa Tường Minh với kinh nghiệm hơn 16 năm nghiên cứu và điều trị về rối loạn thái dương hàm với đầy đủ phương tiện chẩn đoán về TMD.

NHA KHOA TƯỜNG MINH – BS VINH BS ĐẬM & CỘNG SỰ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ